Chống Thấm Tường Nhà Cũ và Tường Ngoài Trời

Chống thấm tường nhà ngăn ngấm, dột và mốc từ lâu đã trở thành một nhu cầu thiết yếu để người dân có thể bảo vệ ngôi nhà của mình. Thông qua việc chống thấm ngôi nhà của bạn sẽ trở nên bền bỉ và tường cũng được bảo vệ tốt hơn. Vì vậy tại bài viết này chúng tôi muốn cung cấp đến bạn một số bước chống thấm tường nhà ngoài trời đạt hiệu quả.

Vì sao cần chống thấm tường nhà?

Việc chống thấm tường nhà là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt thông qua việc chống thấm này có thể khắc phục một số hậu quả của hiện tượng thấm dột gây ra. Có thể kể đến một số trường hợp nguy hại như:

Vì sao cần chống thấm tường nhà?
Vì sao cần chống thấm tường nhà?
  • Công trình bị xuống cấp nhanh chóng: Các công trình sẽ bị bong tróc, nứt bê tông hay bị thấm đột. Đây chính là các dấu hiệu cảnh báo cho công trình nhà bạn đang có dấu hiệu xuống cấp và không an toàn khi sử dụng. 
  • Làm xấu công trình, mất mỹ quan: Những vết nứt, rạn và thấm của bê tông nếu lâu ngày không sửa chữa có thể khiến chúng bị ố vàng. Thậm chí có thể khiến cho công tình mất đi tính mỹ quan và thẩm mỹ.
  • Nguy cơ thiếu an toàn cao nhất là cháy nổ: Hầu hết nhà xây hiện nay các ổ điện hay thiết bị điện đều được để âm tường. Có thể nói cách xây này vốn được cho là an toàn. Tuy nhiên khi tường bị ngấm nước do mưa hay bão lâu ngày các thiết bị điện sẽ bị hư hỏng và giảm độ bền của sản phẩm. Đôi khi nguy hiểm hơn có thể gây cháy nổ hay chập điện và mất điện.
  • Môi trường ẩm mốc gây hại cho sức khỏe: Việc sống và làm việc trong môi trường ẩm mốc sẽ dẫn đến một số bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da…

Vì vậy có thể nói việc chống thấm tường nhà rất quan trọng nhất là khi thông qua việc chống thấm bạn không chỉ bảo vệ sức khỏe tốt mà còn có thể bảo vệ tường nhà bền bỉ.

Chống thấm tường nhà ngoài trời

Đối với việc chống thấm tường nhà ngoài trời bạn cần chú ý đến các phương pháp áp dụng cho các trường hợp khác nhau như:

  • Tường của công trình không kề sát hay chung tường với công trình khác.
  • Tường của công trình không bị che khuất bởi các công trình thi công sau, có nghĩa bức tường đó được thi công trước.
  • Tường chung cư, nhà cao tầng chống thấm ngoài trời.
  • Khu tường giữa 2 nhà liền kề
  • Chống thấm nhà mới xây.

Để chống thấm tường ngoài trời cần thực hiện các bước sau

Bước 1: Dùng dao làm sạch bề mặt

Để có thể quét sơn một cách nhanh chóng và láng mịn, bạn cần loại bỏ sần sùi, làm sạch cát mịn trên tường. Lưu ý cần đảm bảo tường khô, bởi như vậy mới giúp vật liệu chống thấm bám tốt.

Bước 2: Phun lớp lót chống thấm

Khi hoàn tất trước khi chống thấm tường ngoài trời nên phủ một lớp lót, với lớp này giúp tăng khả năng liên kết giữa 2 lớp và vật liệu chống thấm. Điều này mang đến hiệu quả chống thấm tốt hơn.

Bước 3: Thi công chống thấm tường nhà mới xây

Cần cẩn thận trong khi thi công, đặc biệt lưu ý đến các vấn đề an toàn khi treo các dụng cụ đứng để chống thấm. Chú trọng những bước an toàn tránh rơi đổ. Để chống thấm bạn có thể lựa chọn một số cách chống thấm sau:

  • Chống thấm bằng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum…
  • Trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm chuyên dụng nếu nhà đã xuống cấp.
  • Sử dụng những dòng sơn chống thấm chuyên dụng để ngăn lớp nước hiệu quả.

Chống thấm dột với tường cho nhà cũ

Đối với những tường cũ cần xử lý lại một số hạn chế trên tường trước khi chống thấm như: trát lại tường, xử lý nấm mốc,… Để thực hiện phương pháp này hiệu quả nên lựa chọn những đội có chuyên môn cao. Như vậy sẽ giúp bề mặt sạch nhanh và đạt hiệu quả tốt nhất. 

Chống thấm dột với tường cho nhà cũ
Chống thấm dột với tường cho nhà cũ

Để chống thấm tường nhà cũ bạn cần thực hiện các bước sau

Bước 1: Vệ sinh lại bề mặt tường

Với quá trình sử dụng nhiều năm, vì vậy một số ảnh hưởng của thời tiết, của môi trường khiến cho tường nhà bị ảnh hưởng. Đặc biệt bị nứt hay lõm do nở vật liệu. 

Vì vậy để có thể chống thấm đạt hiệu quả cần phải tái tạo lại bề mặt. Việc loại bỏ những lớp sơn, ve cũ bị bong. Các mảng bám liên kết yếu chỉ sử dụng chổi sắt là có thể quét sạch.

Hay vá lại các điểm nứt rãnh cần các loại keo silicon hay thanh thủy trương để có thể đắp lại vết nứt.

Bước 2: Phun lớp lót

Hầu hết các công đoạn chống thấm đều cần đến bước này để có thể tạo mối liên kết giữa tường với vật liệu chống thấm.

Bước 3: Thi công 

Bạn có thể lựa chọn một số phương pháp như:

  • Phun dịch gốc silicat, gốc bitum…
  • Trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm nếu bề mặt quá xấu và khó sửa chữa. 
  • Lựa chọn sơn chuyên dụng để ngăn lớp nước bên ngoài cho tường.

Trên đây là một số thông tin về chống thấm tường mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Với những cách chống thấm tường từ bên ngoài chúng tôi cung cấp hy vọng bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *