Chống Thấm Sân Thượng Triệt Để và Hiệu Quả

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của quá trình chống thấm sân thượng đối với chất lượng cũng như tuổi thọ công trình. Hiện nay, có nhiều phương pháp được đưa ra để khắc phục những vết nứt, tình trạng ẩm mốc trên sân thượng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quá trình này.

Chống thấm sân thượng nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
Chống thấm sân thượng nhằm đảm bảo chất lượng công trình.

Content

Dấu hiệu nhận biết cần chống thấm sân thượng

Nhiều chủ đầu tư chú trọng chống thấm cho khu vực sân thượng ngay từ những ngày đầu xây dựng công trình. Tuy vậy, cũng có nhiều người vì tiết kiệm chi phí nên khi sân thượng xuống cấp mới chú trọng đến chống thấm. Lý giải về tình trạng xuống cấp nhanh chóng, trầm trọng của diện tích không gian này, có nhiều nguyên nhân:

  • Do thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam.
  • Quy trình xây dựng không đảm bảo đúng quy trình, đúng nguyên tắc. Chất lượng nguyên vật liệu không đúng theo yêu cầu.
  • Không chú trọng công tác chống thấm ngay từ đầu.
  • Công trình đã sử dụng một thời gian dài.

Khi thấy sân thượng xuống cấp với những biểu hiện sau, khách hàng cần ưu tiên chống thấm:

  • Bề mặt sân xuất hiện nhiều vết chân chim, vết nứt với kích thước khác nhau.
  • Bề mặt sân bị nghiêng, bung gạch, bị vỡ.
  • Sủi bong bóng ngay khi chỉ có mưa nhỏ.
  • Sân thượng có màu nâu, đen, xuất hiện vết ẩm, mốc.
  • Mặt trần dưới sân thượng có nước thấm.

Chống thấm sân thượng, nên hay không nên?

Theo lời khuyên từ các chuyên gia xây dựng, chống thấm sân thượng là một công đoạn quan trọng, cần được chú trọng đồng bộ và đầu tư. Nếu sân thượng đảm bảo chất lượng, người dùng sẽ có được một số điều tuyệt vời như sau:

  • Sở hữu một công trình chất lượng, đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình, hạn chế tối đa tâm lý hoang mang, sợ sệt khi các vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều. 
  • Bên cạnh đó, công trình còn đảm bảo mỹ quan, tính thẩm mỹ cao. Tường nhà sạch, không xuất hiện những vết nứt làm ảnh hưởng.
  • Thuận tiện trong quá trình giao dịch, được bán với mức giá cao nếu chủ công trình có nhu cầu bán nhà.

Vì vậy, khách hàng cần ưu tiên tìm kiếm những đơn vị chuyên nghiệp, được đánh giá cao, phản hồi tích cực để đảm bảo chất lượng, hiệu quả khi chống thấm.

Nên ưu tiên đơn vị thi công chuyên nghiệp để chống thấm cho khu vực sân thượng.
Nên ưu tiên đơn vị thi công chuyên nghiệp để chống thấm cho khu vực sân thượng.

3 phương pháp chống thấm sân thượng được ưa chuộng

Với công nghệ ngày càng phát triển, có nhiều phương pháp chống thấm cho khu vực sân thượng được đưa vào áp dụng. Trong đó, sử dụng màng khò nóng, sơn chống thấm và keo chống thấm được ưa chuộng nhiều hơn cả. Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những phương pháp này.

Sử dụng màng khò nóng

Phổ biến nhất là phương pháp chống thấm bằng màng khò nóng. Chúng được đánh giá cao bởi tính khả thi, đơn giản cũng như hiệu quả ưu việt.

Quy trình thi công cụ thể như sau:

  • Bước 1. Quét tạo lớp dính bằng sơn lăn, thi công trên diện tích rộng. Khi đó, lớp dính được cán mỏng, đều, bao phủ toàn bề mặt.
  • Bước 2. Dán màng chống thấm ngay khi bề mặt lớp dính khô.
  • Bước 3. Dán màng chống thấm Bitum màng khò. Quá trình dán cần lưu ý vài điểm như kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ lớp màng, bề mặt dán, khò phải úp xuống dưới. Tiếp đó, đặt các cuộn vào vị trí chống thấm, trải đều, dùng đèn khò để thổi. Cuộn ngược các cuộc mà không làm thay đổi về hướng. Cuối cùng, trải đều là làm nóng đầu khò, lướt đầu khò qua lại để bề mặt dính chặt lên lớp màng. Thao tác đều tay và liên tục.

Sử dụng sơn chống thấm

Với sự ra đời của vô vàn các loại sơn chống thấm trên thị trường hiện nay, sử dụng sơn chống thấm để khắc phục các vết nứt cũng được nhiều người lựa chọn. Các loại sơn bán chạy phải kể đến như Epoxy, Kova,…

Sử dụng sơn chống thấm là phương pháp được nhiều người lựa chọn.

Quy trình bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ thi công, đội ngũ thi công chống thấm.
  • Bước 2. Vệ sinh bề mặt sân thượng, dọn sạch các lớp vữa cũ, mài mặt nền thật phẳng. Vệ sinh kỹ lưỡng các vết rêu mốc, các khu vực đã chuyển màu nâu, đen. Rửa sạch và chờ khô.
  • Bước 3. Xử lý lại các vết nứt trên sân thượng bằng chất chống thấm.
  • Bước 4. Chờ bề mặt sàn khô, làm ẩm nhẹ trước khi thi công.
  • Bước 5. Phủ sơn chống thấm.

Sử dụng keo chống thấm

Phương pháp cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu là sử dụng keo chống thấm.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1. Vệ sinh bề mặt.
  • Bước 2. Khắc phục vết nứt bằng keo dán gạch (đối với nền gạch), vữa chống thấm (đối với nền bê tông).
  • Bước 3. Sử dụng chổi lông cứng để quét keo chống thấm lên bề mặt sân thượng.
  • Bước 4. Chờ bề mặt khô, phủ thêm một lớp vữa mới hoặc ốp lại.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giới thiệu tới bạn đọc quy trình chống thấm sân thượng. Đây là những thông tin được tổng hợp một cách khách quan, chân thực và chính xác. Hy vọng bài viết là một cẩm nang hoàn hảo, giúp quý khách hàng được trải nghiệm những dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp, sở hữu một công trình chất lượng và ưng ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *