Cuộc sống hiện đại việc sử dụng thang máy tại các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình,…rất phổ biến hiện nay. Trong đó, hố thang máy thường được đặt ở vị trí thấp nhất của tòa nhà nên rất dễ bị thấm dột nguồn nước ngầm. Vì vậy, việc thi công chống thấm hố thang máy cần được thực hiện hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp chống thấm cho hố pit thang máy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Content
Tại sao nên chống thấm hố thang máy?
Hố thang máy thường được đặt ở vị trí thấp nhất của các tòa nhà, vì vậy tình trạng thấm dột do tiếp xúc mới nước ngầm có áp lực lớn rất dễ xảy ra. Mặt khác, có thể các sự cố nứt vỡ đường ống, rò rỉ nước làm ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy.
Nếu không thi công chống thấm cho thang máy khi gặp các tình huống xấu như trên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận kỹ thuật, động cơ,…nguy hiểm khi vận hành thang máy. Ngoài ra, thanh máy là một thiết bị khá đắt đỏ và phức tạp. Khi gặp các vấn đề hỏng hóc phải tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí để sửa chữa.Vậy nên, hãy thực hiện các bước thi công chống công chống thấm hố thang máy ngay từ đầu để tránh các trường hợp không mong muốn.
2 phương pháp chống thấm hố thang máy hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chống thấm dột hiệu quả cho các ông trình xây dựng. Tuy nhiên, dưới đây là 2 phương pháp chống thấm được đánh giá hiệu quả nhất dành cho hố pit thang máy mà bạn nên tham khảo:
Chống thấm hố thang máy bằng màng chống thấm
Phương pháp chống thấm hố thang máy bằng màng chống thấm đạt hiệu quả cao, được nhiều chủ đầu tư áp dụng hiện nay. Việc thi công bằng phương pháp này cần được làm ngay từ ban đầu, sau khi đổ bê tông lót được hoàn thiện để làm hố thang máy.
Một số loại màng chống thấm được các chuyên gia khuyên dùng hiện nay như: màng chống thấm sika bituseal-T130-SG, màng chống thấm sika bituseal T-140 MG,…
Quy trình thi công
Bước 1: Vệ sinh bề mặt khu vực cần thi công sạch sẽ. Bước làm này rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ dính và chống thấm của màng chống thấm.
Bước 2: Phủ 1 lớp Primer cho toàn bộ khu vực hố thang máy. Tiếp đến tiến hàng trải và khò màng chống thấm thứ nhất.
Bước 3: Cán 1 lớp vữa để bảo vệ lớp màng chống thấm vừa được trải. Sau đó, chờ đến khi vữa khô rồi bắt đầu ghép cốp pha đổ bê tông hố thang máy.
Bước 4: Khi bê tông đã khô, thực hiện tháo cốp pha và quét thêm q lớp chống thấm primer nữa là hoàn thiện công tác chống thấm.
Chống thấm hố thang máy bằng phun thẩm thấu
Phương pháp sử dụng vật liệu chống thấm vào bên trong bề mặt bê tông hay còn được gọi là phương pháp chống thấm ngược. Vật liệu sử dụng chống thấm cho phương pháp này thường là vật liệu chống thấm gốc xi măng, dung dịch gốc silicat.
Quy trình thi công
Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt cần thi công. Loại bỏ hết các lớp hồ vữa, xi măng thừa bằng dụng cụ chuyên dụng. Trát lại những vị trí lõm để làm phẳng về mặt
Bước 2: Dùng máy phun nước ẩm để làm ẩm bề mặt
Bước 3: Trộn hỗn hợp chống thấm theo tỉ lệ quy định
Bước 4: Tiến hành phun hỗn hợp chống thấm đã chuẩn bị lên toàn bộ bề mặt hố thang máy. Phun đều bề mặt có độ dày 2-3mm, sau đó chờ khoảng 4-6 tiếng rồi tiếp tục phun lớp thứ 2 để trám kín và được phủ đều hơn.
Bước 5: Trát trên 1 lớp vữa vào để bảo vệ lớp chống thấm tốt hơn nữa là xong.
Những lưu ý quan trọng khi chống thấm hố thang máy
Ngoài việc áp dụng đúng phương pháp chống thấm và thi công đúng kỹ thuật thì thi công chống thấm hố pit thang máy cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện chống thấm hố thang máy ngay từ đầu khi mới bắt đầu xây dựng hạng mục để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu nhất.
- Tính toán độ rung của động cơ để đảm bảo hố thang máy chịu được va đập, rung lắc mà không làm ảnh hưởng đến lớp chống thấm
- Tùy thuộc vào tình trạng công trình để ứng dụng phương pháp chống thấm thuận hay chống thấm ngược phù hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về một số phương pháp chống thấm hố thang máy hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin hữu ích của bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc lựa chọn được phương pháp thi công chống thấm phù hợp. Để được tư vấn chi tiết hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé.